'
Kuala Lumpur, Malaysia

Chùa Thiên Hậu: Điểm du lịch tâm linh tráng lệ ở KL, Malaysia [2024]

thean-hou-temple-parking-inside-history-entrance-fee-how-to-get-there-from-kl-sentral-photography-by-train-chinese-new-year-dress-code-opening-hours-fortune-telling-kl-travel-blog-guide-things-to-do

Lưu ý: Bài viết này chứa một số links tiếp thị liên kết. Bạn sẽ không bị thu thêm bất kỳ khoản phí nào khi ấn vào link đó. Tuy nhiên, Mai sẽ nhận được 1 khoản hoa hồng nhỏ để duy trì blog nàyCảm ơn bạn nhiều!

Chùa Thiên Hậu ở Kuala Lumpur là một ngôi chùa của người Hoa có kiến trúc kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và truyền thống. Đây cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều góc sống ảo tuyệt đẹp.

Trong bài blog này, Mai sẽ chia sẻ về kinh nghiệm thăm quan chi tiết ở chùa Thiên Hậu bao gồm cách đi đến chùa, lịch sử, bên trong chùa có gì, v.v. 

Đọc thêm: Tổng hợp 24 địa điểm du lịch hấp dẫn ở Kuala Lumpur

1. Tổng quan về chùa Thiên Hậu

  • Vé vào cửa: miễn phí (bạn có thể bỏ hòm công đức tuỳ tâm)
  • Giờ mở cửa: Hàng ngày: 08:00 – 22:00
  • Địa chỉ: 65 Persiaran Endah, Off Jalan Syed Putra, Kuala Lumpur, Wilayah Persekutuan 50460

Vị trí

Đền Thiên Hậu nằm trên đồi Robson Heights, dọc theo đường Lorong Bellamy. Từ ngôi chùa này, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Jalan Syed Putra và Kuala Lumpur.

Thiên Hậu là ai?

Mazu, hay còn được biết đến là bà Thiên Hậu (Thean Hou), là một vị thần biển, có vai trò bảo vệ ngư dân trong những chuyến ra khơi.

Ngoài Malaysia thì cũng có một số quốc gia khác có chùa Thiên Hậu như Singapore, Đài Loan, và Việt Nam.

Tóm tắt lịch sử

Công trình xây dựng chùa Thiên Hậu được hoàn thành vào năm 1894 bởi cộng đồng người Hải Nam ở Malaysia và chính thức mở cửa vào ngày 3 tháng 9 năm 1989.

Tổng chi phí để hoàn thành chùa Thiên Hậu là khoảng 7 triệu RM, tương đương khoảng 36 tỷ VND.

Đăng ký kết hôn ở chùa Thiên Hậu

thean-hou-temple-parking-inside-history-entrance-fee-how-to-get-there-from-kl-sentral-photography-by-train-chinese-new-year-dress-code-opening-hours-fortune-telling
ROM at Thean Hou Temple

Một điều khá thú vị ở Malaysia là các cặp đôi có thể đăng ký kết hôn ở nhiều nơi bao gồm cả chùa hoặc ở 1 tổ chức hiệp hội nào đó, miễn là nơi đó được cấp phép từ chính quyền. 

Chùa Thiên Hậu là nơi mà nhiều người Hoa ở Malaysia chọn để đăng ký kết hôn vì có thể tiện chụp ảnh cưới luôn. Ở đây cũng có 1 bên dịch vụ chụp ảnh cưới ở ngay dưới tầng hầm.  

Do đó, có thể khi tới đây bạn sẽ thấy một vài đôi đang chụp ảnh cưới đó.

2. Cách đi đến chùa Thiên Hậu 

Bằng ô tô

Bạn có thể sử dụng Grab (link tải Grab) để đặt xe ở Malaysia. Giá xe Grab ở đây khá rẻ, đặc biệt là khi bạn chia tiền với nhiều người.

Một cuốc xe 4 chỗ từ KLCC đến chùa Thiên Hậu tốn khoảng 15 RM (tương đương 80k VND).

Ngoài ra, bạn có thể thuê xe nguyên ngày nếu muốn đi thăm qua nhiều điểm trong 1 ngày. Bạn liên hệ với Mai qua WhatsApp theo số +60 149 776 712 hoặc Instagram của Mai để đặt xe nhé.

Bằng phương tiện công cộng

Đi tới chùa Thiên Hậu bằng phương tiện công cộng thì hơi bất tiện vì từ bến xé buýt/ trạm tàu gần nhất đến chùa cũng phải đi bộ khoảng 10 phút, mà thời tiết bên này nắng nóng, đi bộ hơi mệt.

Bạn có thể đến đó bằng xe buýt hoặc tàu LRT.

  • Bằng xe buýt: Từ KLCC, bạn có thể bắt 1 trong các xe buýt sau: 700, P701, 734, 640, 650. Trạm xe buýt gần nhất từ chùa Thean Hou là Mcoba (Bangunan Malay College Old Boys’ Association trên đường Jalan Syed Putra, cách chùa 10 phút đi bộ.

Tổng thời gian di chuyển khoảng 30 phút nếu không kẹt xe. Bạn cũng lưu ý thêm là ở Malaysia xe buýt thường không đúng giờ lắm.

  • Bằng tàu LRT: Đi LRT đến chùa Thiên Hậu từ KLCC mất khoảng 40 phút. Trạm LRT gần chùa nhất là ga Bangsar. Từ đây bạn đi bộ tầm 22 phút là đến chùa.

Lưu ý: Để tra cứu đường đi bằng phương tiện công cộng ở Kuala Lumpur, bạn tải app MOOVIT về nhé. Thông tin trong app tương đối chính xác.

Đi tour

Bạn có thể tham khảo Tour khám phá các địa điểm nổi tiếng ở KL (từ 850k), tour này bao gồm chùa Thiên Hậu trong lịch trình và giá cũng phải chăng.

KHUYẾN MÃI: Bạn nhấp vào link trên và nhập mã DL6KGF để được giảm 100k nhé.

3. Chùa Thiên Hậu có gì?

Chính điện

thean-hou-temple-parking-inside-history-entrance-fee-how-to-get-there-from-kl-sentral-photography-by-train-chinese-new-year-dress-code-opening-hours-fortune-telling
Chính điện chùa Thiên Hậu- Malaysia

Chính điện chính nằm ở tầng hai.

Bên ngoài chính điện là những chiếc đèn lồng xinh đẹp được treo trên mái nhà.

Bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình chạm khắc và tranh vẽ công phu trên các cột, dầm và trần nhà. 

Nơi đây thờ 3 vị thần, được sắp xếp từ trái sang phải như sau: Thủy Vị Sinh Nương (Shui Wei Sheng Niang), Bà Thiên Hậu và Quan Âm.

Đọc thêm: Review kinh nghiệm du lịch Kuala Lumpur chi tiết

Khu vườn 12 con giáp 

thean-hou-temple-parking-inside-history-entrance-fee-how-to-get-there-from-kl-sentral-photography-by-train-chinese-new-year-dress-code-opening-hours-fortune-telling
Khu vườn 12 con giáp

Ngay sau cổng chùa, bạn sẽ thấy 1 khu vườn nhỏ bày trí 12 con giáp. Ở chính giữa sẽ là con giáp của năm đó.

Tượng Nguyệt Lão

thean-hou-temple-parking-inside-history-entrance-fee-how-to-get-there-from-kl-sentral-photography-by-train-chinese-new-year-dress-code-opening-hours-fortune-telling
God of Marriage – tượng Nguyệt Lão

Một bức tượng Nguyệt Lão được đặt gần khu vườn 12 con giáp. 

Người Hoa bản địa hay đặt đồ cúng và khấn ở đây để cầu duyên.

Tượng Quan Âm

thean-hou-temple-parking-inside-history-entrance-fee-how-to-get-there-from-kl-sentral-photography-by-train-chinese-new-year-dress-code-opening-hours-fortune-telling
Guan Yin Statue – tượng Quan Âm

Trong chùa có 2 bức tượng Quan Âm. Một bức nằm ở cạnh tượng Nguyệt Lão, còn bức còn lại nằm ở phía bên phải của chính điện.

Ở đây, người bản địa thường quỳ xuống, cầu nguyện và sau đó rửa mặt bằng nước từ bình liễu của Quan Âm để lấy may.

Quán ăn và cửa hàng lưu niệm

Tầng hầm có nhiều quán bán đồ chay và cửa hàng lưu niệm.

Đặc biệt có 1 chủ quầy hàng người Hoa nói được tiếng Việt và có ghi chữ tiếng Việt ở Menu luôn. 

Tới đây bạn có thể ăn thử trứng thảo mộc, đây là trứng gà được nấu với các loại thảo mộc, mang lại hương vị thơm ngon.

thean-hou-temple-parking-inside-history-entrance-fee-how-to-get-there-from-kl-sentral-photography-by-train-chinese-new-year-dress-code-opening-hours-fortune-telling
trứng thảo mộc ăn rất ngon nha

Nếu đến vào các dịp lễ như Tết hay Trung thu, bạn có thể thấy nhiều quán ăn hơn nữa nằm bên ngoài chùa (cạnh khu vực đỗ xe).

Trang trí lễ hội

Khi đến thăm Kuala Lumpur trong những dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán (CNY), Tết Trung thu, Vesak (Ngày Phật Đản), v.v., bạn nhất định phải ghé qua chùa Thiên Hậu nha.

Vào những dịp lễ, chùa Thiên Hậu sẽ được trang trí lộng lẫy hơn ngày thường và sẽ đông vui nhộn nhịp với các hoạt động/ chương trình được tổ chức tại chùa.

Mai có ghé qua đây vào dịp Trung Thu và thấy khá thú vị. Họ có tổ chức chương trình văn nghệ trung thu và trưng bày các sản phẩm đèn lồng độc đáo được làm bởi các em nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngồi chơi đốt nến với các em nhỏ ở sân chùa.

Xem thêm kinh nghiệm đi các điểm du lịch khác ở Kuala Lumpur:

4. Những điều cần biết trước khi đi chùa Thiên Hậu

Về trang phục

Ở chùa Thiên Hậu không có quy định cụ thể về trang phục. Chỉ cần bạn không để lộ quá nhiều phần trên hoặc dưới cơ thể là ổn. 

Mai còn thấy người bản địa mặc quần ngắn vào trong chùa đó.

Bãi đậu xe

Phía trước chùa có hai bãi đậu xe ngoài trời. Phí đỗ xe là 5 RM/xe.

Nếu bạn đi vào dịp lễ thì chuẩn bị sẵn tinh thần là sẽ kẹt xe và thiếu chỗ đậu xe. Vì vậy, Mai khuyên bạn nên đi Grab hoặc phương tiện công cộng trong những ngày này

Nên đi vào ban ngày hay buổi tối?

KL-night-attraction-view-things-do-do
Thean Hou temple at night

Bạn có thể ghé thăm chùa Thean Hou vào ban ngày hoặc buổi tối đều được.

Vào ban ngày, bạn có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp về ngôi chùa dưới nắng. Tuy nhiên, thời tiết ban ngày rất nóng, đặc biệt là từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Mặt khác, nếu đến thăm chùa vào ban đêm, bạn có cơ hội ngắm nhìn những chiếc đèn lồng được thắp sáng đẹp mắt, nhiệt độ mát mẻ hơn rất nhiều.

Xem thêm: Tổng hợp 24 điểm thăm quan nổi tiếng ở Kuala Lumpur

5. Khách sạn tốt nhất gần Chùa Thiên Hậu

Nếu bạn muốn ở gần chùa, hãy tham khảo những khách sạn với review tốt dưới đây:

Hotel Summer View

  • Giá: từ 135 RM/đêm
  • Link đặt phòng: Bấm vào đây
  • Địa chỉ: 165, Jalan Sultan Abdul Samad, Off Jalan Tun Sambathan 4, Brickfields, Brickfields, 50470 Kuala Lumpur

KL Sentral Bangsar Suites (EST) by Luxury Suites Asia

  • Giá: từ 150 RM/đêm
  • Link đặt phòng: Bấm vào đây
  • Địa chỉ: 44A Jalan Ang Seng, Brickfields, 50470 Kuala Lumpur

Ascott Sentral Kuala Lumpur

  • Giá: từ 350 RM/đêm
  • Link đặt phòng: Bấm vào đây
  • Địa chỉ: Số 211 Jalan Tun Sambanthan, Brickfields, 50470 Kuala Lumpur

Trên đây là tổng hợp các thông tin bạn cần biết về chùa Thiên Hậu ở Kuala Lumpur. Nếu bạn có câu hỏi nào thì có thể bình luận ở dưới nhé.

Cảm ơn bạn đọc!

Các địa điểm du lịch khác ở Kuala Lumpur

1. Chùa Thiên Hậu đóng cửa lúc mấy giờ?

Đền Thean Hou đóng cửa lúc 10:00 tối.

2. Đến chùa Thiên Hậu bằng tàu như thế nào?

Bạn có thể đi LRT (Light Rail Transit) để đến chùa và xuống tại ga Bangsar. Từ đó, bạn có thể đi bộ đến chùa trong vòng 25 phút.

3. Cách đi đến chùa Thiên Hậu từ KL Sentral bằng phương tiện công cộng?

Từ KL Sentral, cách nhanh nhất để đến chùa là bằng xe buýt.

Đầu tiên bạn đi bộ tới bến xe Nu Sentral.

Sau đó bạn bắt xe buýt số 640 hoặc xe buýt số 650 đến Hab Pasar Seni.

Từ đó, bắt xe buýt số 734 đến Bangunan Malay College Old Boys’ Association (Mcoba).

Sau đó, bạn đi bộ khoảng 10 phút là đến chùa.

4. Phí đậu xe tại chùa Thiên Hậu là bao nhiêu?

Giá đỗ xe tại chùa là 5 RM/xe.

du-lich-dao-phu-quy-cach-di-kinh-nghiem-review-chi-phi-lich-trinh-du-lich-phu-quy

WANT MORE?

SIGN UP TO RECEIVE THE LATEST USEFUL TRAVEL GUIDES

Share your thoughts

error:
%d bloggers like this: